Mày biết gì mà nói?! hay Ăn cơm mèo nói leo các cụ là những câu nói phổ biến ta thường nghe khi muốn góp ý cho một người khác. Đó là những câu hạ nhục đối phương và đó là công kích cá nhân hay ad hominem . ...

Lập luận công kích cá nhân (tiếng Anh và tiếng La tinh: Argumentum ad hominem (1) là một lập luận, trong đó một vị trí, hay luận điểm của một đối thủ tranh cãi bị bác bỏ bằng cách tấn công các đặc tính hay động cơ, hoàn cảnh cá nhân của người đó thay vì tấn công lý luận của đối thủ.Điều này xảy ra chủ yếu với mục đích để cho đối thủ phải mang tiếng xấu trước công chúng. Nó có thể xảy ra cố ý với tính luận chiến và có thể là chiến lược cãi bướng.

Mục lục

1. Định nghĩa
2. Các hình thức công kích cá nhân
3. Tác hại
4. Nguyên nhân
5. Cách tránh

1. Thói quen công kích cá nhân người Việt

Công kích cá nhân (ad hominem) là một dạng nguỵ biện phổ biến trong tranh luận đặc biệt là trong những cuộc tranh luận giữa người Việt với nhau ngoài đời lẫn trên mạng xã hội.

2. Các hình thức công kích cá nhân

  • Chế giễu: nhược điểm ngoại hình, nghề nghiệp hoặc gia cảnh xuất thân → khiến người đối diện tổn thương tâm lý
  • Nhục mạ: Sử dụng các từ ngữ liên quan tới bộ phận sd và hành động giao hợp để hạ nhục đối phương
  • Nguyền rủa: Trù ẻo những chuyện xấu xa tồi tệ sẽ xảy ra cho đối phương hoặc người thân của họ
  • Chụp mũ hoặc vu khống: dựa vào sơ hở trong lúc tranh luận để gán ghép đối phương một điều xấu xa nghiêm trọng

“X là một người xấu, vì vậy không nên tin những gì anh ta nói.”

3. Tác hại

Những màn công kích đám đông với ngôn từ có tính chất phỉ báng nhân cách người khác trên mạng xã hội đã để lại những hậu quả nặng nề, không dừng lại ở việc tổn thương tinh thần, còn cả tính mạng.

Ví dụ. Một nữ sinh (14 tuổi) có tên tài khoản là Amnesia đã tham gia mạng xã hội Ask.fm để tìm sự cảm thông sau khi chia tay với bạn trai. Tuy nhiên, đáp lại cô là những lời nguyền rủa độc địa: “Tự chết đi!”, “Không ai muốn mày cả” và “Mày không bình thường”. Và cô cũng đã làm y như thế, tìm đến cái chết khi quá tổn thương về tinh thần. trích Thế giới ảo và những tác hại của công kích đám đông - Dân trí

Sulli đã phải hứng chịu rất nhiều chỉ trích từ cộng đồng mạng kể từ sau khi rời f(x). (Ảnh: Yonhap)

Sulli đã phải hứng chịu rất nhiều chỉ trích từ cộng đồng mạng kể từ sau khi rời f(x). (Ảnh: Yonhap)

Hậu quả của bạo lực ngôn ngữ hay công kích cá nhân Một trong những hậu quả của bạo hành bằng ngôn ngữ dễ dàng tiếp cận nhất đó chính là suy nghĩ. Nếu lời nói đó ở bên trong họ một thời gian dài, nó có thể điều khiển được suy nghĩ của chính họ.
Lời nói có thể tác động nhanh đến mức biến họ từ một người hoạt bát, vui vẻ lại trở thành một người buồn bã và tiêu cực.
Ảnh hưởng thứ 2 của công kích cá nhân là làm tổn thương tinh thần.Tổn thương tinh thần khiến con người ta gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Luôn cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống, bế tắc và khó đưa ra được những lựa chọn mang tính chất quyết định khiến chất lượng cuộc sống giảm xuống đáng kể.
Không ai dễ chịu khi bị chửi ngu, nghe mắng chừi cả. Phải vậy, ảnh hưởng thứ 3 của công kích cá nhân chính là ảnh hưởng đặc biệt tới cảm xúc. Cảm xúc bị lẫn lộn của tức giận, sợ hãi và cả nhục nhã. Có nhiều trường hợp, những người bị tổn thương cảm xúc lại đẩy những cảm xúc bị ảnh hưởng của mình vào người khác. Luôn cảm thấy nóng giận và khó chịu với tất cả những người xung quanh. Họ dùng chính những lời nói khiến bản thân bị tổn thương và nói với những người yêu thương họ khiến họ ngày càng trở nên xa cách.

“Chúng ta hay nói nhiều về quyền tự do ngôn luận, nhưng chúng ta cần nói nhiều hơn về trách nhiệm của chúng ta với tự do ngôn luận - Cái giá của sự nhục nhã. Monica Lewinsky.”

4. Nguyên nhân

Con nhà người ta

Con nhà người ta

Bạn đã từng nghe tới câu nói này chưa. Nếu rồi thì chúc mừng bạn - Bạn có một tuổi thơ tươi đẹp đó. “Bằng tuổi mày, người ta làm được abc xyz.”, “Mày nhìn con bác B chưa, đạt điểm mười suốt đó.”, “Tao nhặt được mày từ bãi rác”, …vv. Và đó là bạo hành ngôn ngữ, và chúng ta đã trải nghiệm nó từ nhỏ, ăn sâu vào nhận thức của chúng ta, khiến chúng ta coi nó như chuyện bình thường. Lôi những khiếm khuyết, nhưng sai lầm của người khác ra để mà bêu rếu, nhục mạ. Kẻ tổn thương lại đi làm tổn thương người khác :)).

“Phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam” điều này quả là chính xác. Bởi chỉ từ một câu nói nhưng đặt trong hoàn cảnh khác nhau, ngữ nghĩa của chúng lại được hiểu theo ý gần như chẳng liên quan tới nhau.

Ngôn ngữ việt rất phong phú

Ngôn ngữ việt rất phong phú

Cùng với việc quen với bạo hành ngôn ngữ từ nhỏ. Chúng ta còn được hậu thuẫn bởi sự đồ sộ (lỏng lẻo) của ngôn ngữ Việt. “Đồ lăng loàn trắc nết”, “trốn chúa lộn chồng”, “đầu trộm đuôi cướp”, “đầu trâu mặt ngựa”, “lòng lang dạ sói”… Để nguyền rủa nhau cũng có cả kho từ vựng dùng hoài không hết như “đồ diều tha quạ mổ”, “trời đánh thánh vật”, “voi giày ngựa xé”, “chết bờ chết bụi”… Thậm chí bài chửi “mất gà” kinh điển có ca có kệ của miền Bắc còn được xem là một trong những ví dụ về sự hoạt ngôn và phong phú của dân gian về nghệ thuật chửi.

Chúng ta dễ dàng hiểu nhầm nhau. Người Châu á rất quan trọng mối quan hệ vai vế, người trên kẻ dưới. Điều đó thể hiện qua đại từ nhân xưng của chính chúng ta: “Tôi, tao, mày,…”. Chúng ta có một hệ thống đại từ nhân xưng vô cùng phong phú: “theo độ tuổi, theo thái độ và cảm xúc, theo cả đại phương, vùng miền nữa :))”. Vì đó, việc tranh cãi giữa những người có vai vế khác nhau là điều xúc phạm không thể chấp nhận được.

Người Âu Mỹ xem tranh luận là một hành động hết sức lành mạnh nhằm làm sáng tỏ vấn đề và tìm ra giải pháp cho vấn đề đó nên khi tranh luận họ quan trọng đúng sai cũng như không đặt cái tôi cá nhân vào đó vì xét cho cùng, tranh luận xong cả hai phía đều sẽ hiểu vấn đề một cách toàn diện hơn.

Cãi nhau hay tranh luận trên mạng

Cãi nhau hay tranh luận trên mạng

Rồi đó là phản biện hay ám chỉ người khác không hiểu vấn đề?! rồi ý nghĩa gì sau những cuộc trò chuyện nóng bỏng này là gì? Hay chỉ là những sự bực tức, khinh bỉ nhau mà không có gì vô đầu?

5. Vậy làm gì để thoát hoặc tránh khỏi công kích cá nhân

Quy định xử phạt hành vi bôi nhọ trên mạng

Quy định xử phạt hành vi bôi nhọ trên mạng

Xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác là hành vi vi phạm pháp luật.
Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hay Pháp luật của đa phần các quốc gia trên thế giới đều không thể bỏ qua việc “Xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác” dù ở ngoài đời thật hay cả trên mạng xã hội. Điều 34, bộ Luật Dân sự 2015 nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định:

  • Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
  • Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
  • Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.” …

Hiện nay, những hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác còn được truy tố trách nhiệm Hình sự, Dân sự hoặc Hành chính tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Quyền tự do ngôn luận không đồng nghĩa với việc được quyền xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác!

Nhưng chính xác thế nào là “Tự do ngôn luận” thế nào là “Công kích cá nhân”?

Tự do ngôn luận hay công kích cá nhân Tự do ngôn luận hay công kích cá nhân

Cái bánh này là một ví dụ dễ hiểu về quyền tự do.

Người này đã lấy đi đủ phần bánh của họ nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến những người còn lại. Họ đã thực hiện quyền tự do của mình theo cách thiếu công bằng với người khác.

Tự do không phải là thích làm gì cũng được mà chẳng cần biết có gây bất công với ai không. Ngay khi bạn tổn hại đến các cá nhân khác, sự công bằng sẽ biến mất. Miếng bánh kì cục này là ví dụ rõ nhất cho việc sử dụng quyền tự do sai cách.

Trích nguồn




comments powered by Disqus


"Một người đàn ông không dành thời gian cho gia đình, không bao giờ có thể trở thành đàn ông thực sự."

The Godfather


Ủng hộ Anh hàng xóm

Bạn có thể vào đây để xem "kẻ dại khờ" chia sẻ cảm nhận về những cuốn sách mà kẻ đó cho là hay!

Chúc một buổi sáng vui vẻ!!👨‍🚀


Anh hàng xóm

'Anh hàng xóm' là blog phi lợi nhuận, miễn phí - Sự ủng hộ của bạn luôn là điều quan trọng giúp blog tồn tại cùng với đó là phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Bạn có thể ủng hộ cho blog
ヾ (⌐ ■ _ ■) ノ ♪


Quả táo tàu

Quả táo tàu

Xin chào, tôi là BA, một nhà phân tích nghiệp vụ của công ty màu cam. Đam mê quay phim, chụp ảnh trong tôi luôn mãnh liệt và tràn đầy nhiệt huyết. Mình muốn chia sẻ với các bạn quá trình dùng máy và cuộc sống có phần trầm lặng của mình.

Trang web của bạn đã được xem: lần