Chụp ảnh Nikon bị vàng da liệu có thật không? . ...
Nhiều người đến giờ vẫn luôn tâm niệm nikon chụp người bị vàng da, chỉ chụp phong cảnh đẹp thôi. Mình xin đính chính là điều đó là sự thật. Vậy làm sao để khắc phục bớt đi điểm yếu cũng đồng thời là điểm mạnh này cho chụp chân dung? Vào bài viết thôi nhở!! (~‾▽‾)~
Mục lục
1. Nguyên nhân
2. Thêm Picture Control là xong (ʘ ͜ʖ ʘ)
3. Tips chụp ảnh với đủ sáng hoặc dư sáng
4. Tips chụp ảnh với cân bằng trắng WB để làm chủ tông màu
5. Tips chỉnh sửa ảnh với file Raw hậu kỳ
1. Nguyên nhân
Nikon D600 Review Part 4 - Dynamic Range Testing
Tiêu chí | Nikon | Canon |
---|---|---|
Dynamic Range | Xử lý Dynamic Range quá mạnh nhưng dàn đều, điều này gây ra việc chụp mặt người trong cùng 1 điều kiện sẽ có cảm giác "bẹt" hơn. | Ngược lại, Canon thiết lập Dynamic Range yếu hơn nên tạo tương phản tại mặt tốt hơn nếu chụp trong ánh sáng dịu (thường là chân dung tiêu chuẩn). |
Màu sắc | Ngoài ra màu da cam hơi sạm (mình test thì đa phần đến từ ống kính), do đó nếu chỉ chụp JPEG thì sẽ có lúc màu da và mặt lên khá khó chịu. Tuy nhiên các vấn đề này đều cân bằng khá dễ dàng trong photoshop, nó chỉ xảy ra khi bạn cần chụp nhiều và sử dụng luôn ảnh, hoặc chỉnh qua loa số lượng lớn để đưa khách. | Màu sắc da hồng chỉ là 1 phần, thực tế chế độ potrait của Canon nhiều khi cho màu da không chính xác. Canon cũng không phải hãng cho màu da người/chụp chân dung đẹp nhất. |
Chi tiết | Trong các trường hợp chụp người với dải sáng chênh lệch cao, Nikon sẽ cho kết quả tốt hơn Canon. và cũn vì chính cái này khiến Nikon thu được khá nhiều chi tiết phân vùng tối. (thường là so sánh ảnh RAW) | Canon thu được ít chi tiết vùng tối hơn, luôn có xu hướng dư sáng khiến da mẫu trắng hơn. |
Dynamic Range yếu có hại trong chụp cảnh thì cũng không hẳn 😃. Nói chung cái nào cũng có điểm mạnh, điểm yếu nhưng không phải là - chụp người - chụp cảnh. Nếu bạn không làm nghề và không thường xuyên chụp 1 loại đặc biệt nào đó thì chả phải lo cái gì cả.
Trích nguồn Đúng hay sai “Chụp người chọn Canon chụp cảnh chọn Nikon” ?
So sánh nikon d600 với canon 7d, dòng fullframe so với crop có vẻ hơi khập khiễng nhỉ. Không sao. Ta có thể tham khảo các cuộc chiến công bằng hơn như:
Re: 5D Mark iv Dynamic Range vs Nikon: Canon EOS-1D / 5D / 6D Talk Forum: Digital Photography Review
Nikon D800 v Canon 5D Mark III video test: high ISO, moiré, rolling shutter & dynamic range
> Màn đấu giữa canon và nikon vẫn luôn luôn diễn ra.
2. Thêm Picture Control là xong (ʘ ͜ʖ ʘ)
Đơn giản, nhanh gọn nhẹ. Bạn có thể download ti tỉ preset loại này trên mạng. Ưu điểm là nhanh, gọn, ăn liên, hiệu quả ngay và luôn. Đặc biệt là lúc đưa mẫu xem preview - đặc sản màn hình canon :>
Bấm phát ăn liền
Có phải cứ add một preset HongKong vào, và ra bừa một tiệm tạp hóa cũ nào đó thì sẽ ra ảnh HongKong không?!
Đáp án là: Còn lâu ạ!!!. Ngay từ lúc chụp họ đã có tư duy sẵn rồi. Background đơn giản, phục trang và ánh sáng cũng đã có tư duy trước. Mình sẽ viết chi tiết về màu sắc blend màu trong một bài viết khác, các bạn nhớ đón xem nhé.
Về tinh chỉnh cho bạn nào muốn tham khảo: Phần Picture Control hoặc Picture Style có 4 yếu tố. Đó là Sharpness (Sh), Contrast (C), Saturation (Sa), Color tone (T)
- Sharpness: Nếu bạn muốn ảnh càng nét thì set thông số này đẩy lên càng cao (Tối đa là +7) nhưng cũng đừng lạm dụng điều này. Vì cơ bản một phần là Nikon ảnh vốn đã nét, nên khi tăng Sh lên cũng chính làm ảnh bị răng cưa và vô tình tăng noise lên cao. Nên bình thường admin hay để ở (+3) hoặc (+4). Lưu ý nếu bạn sử dụng các lens hơi cũ tý hoặc máy ảnh đã lâu thì đẩy cao tý nữa cũng được.
- Contrast: Tăng contrast thì ảnh có chiều sâu, đòi hỏi bạn phải có bức ảnh đúng sáng, không có phần nào bị cháy (hoặc gần cháy) và không có phần nào bị quá tối. Nếu không tăng contrast ảnh sẽ bị cháy hoặc mất chi tiết vùng tối nghiêm trọng hơn.
- Saturation: làm màu sắc rực và đậm hơn.
Với anhhangxom thì
- Chụp phong cảnh(Landscape): Sh+4, C+1, St+2, T+1. Tăng T sẽ thiên về màu vàng/xanh, giảm T thiên về màu magenta.
- Chụp chân dung(Portrait): Sh+1, C+0, St+1, T-1
Hãy tăng và giảm các thông số ấy một cách phù hợp bạn sẽ tìm được chất màu ảnh như mình muốn.
Ngoài ra một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới màu sắc của ảnh chính là việc điều chỉnh phơi sáng cho tấm ảnh.
Việc ảnh thừa sáng (overexposure) thường có màu sắc nhợt nhạt hơn; ngược lại, ảnh thiếu sáng (underexposure) thường cho màu sắc tối thêm (đã nói trong phần so sánh giữa nikon và canon)
Vì thế nếu muốn chụp ảnh trắng hồng chân dung cho nikon. Tại sao chúng ta không chụp dư sáng hơn một tý hoặc ít nhất đúng sáng nhỉ?! (๑˘︶˘๑).
3. Tips chụp ảnh với đủ sáng hoặc dư sáng
Trước tiên ảnh phải đủ sáng hoặc dư sáng +0.3 EV. Các điểm ảnh càng sáng thì càng gần với màu trắng. Biểu đồ Histogram nghiêng về bên phải nhiều hơn. Bạn có thể +EV, giảm tốc hoặc tăng ISO để có ảnh đủ sáng. Ví dụ trên, ảnh đủ và dư sáng đã khác nhau rất nhiều.
Như vậy yếu tố đầu tiên là ảnh phải đủ sáng. Không đủ sáng các bước còn lại coi như bỏ. Khi hiểu phần này, bạn còn có thể chỉnh da trắng hồng trên phần mềm dễ dàng.
Lưu ý đừng tin quá nhiều vào thanh đo sáng trên máy ảnh, vì máy ảnh chỉ có thể nhìn được phân nửa sắc độ ánh sáng mà mắt người nhìn được.
Tôi sẽ làm riêng một bài viết về đo sáng ở đâu để phù hợp với ý đồ của bạn. Còn trong khuôn khổ bài viết này, chỉ cần nhớ lấy nét ở đâu đo sáng ở đấy.
Tiếp theo ta sẽ đến với mẹo tiếp theo: cân bằng trắng.
4. Tips chụp ảnh với cân bằng trắng WB để làm chủ tông màu
Bản thân màu sắc bức ảnh có tươi tắn hay không phụ thuộc phần lớn vào chính chiếc máy, chứ không phải do lens. Tuy nhiên, để máy nhận biết được màu sắc đúng với mắt người cảm nhận thì lại phụ thuộc vào người chụp. Bạn nên hiểu rõ khái niệm này để tùy chỉnh tông màu bức ảnh theo ý mình. Đó chính là khái niệm về Cân Bằng Trắng (White Balance). Bạn có thể đọc thêm trong bài viết ánh sáng trong nhiếp ảnh để hiểu về nhiệt độ Kelvin nói chung cũng như màu sắc ánh sáng nói riêng.
Ảnh bị ám vàng. Chụp từ D300 + tamron 17-50 f2.8
- Nếu bạn chụp không dùng flash: Bạn có thể chuyển qua live view rồi chỉnh wb theo độ K đến khi nhìn trên màn hình ưng ý là đc.
- Nếu dùng flash, bạn nên lưu ý về nhiệt độ màu. Thường thỳ chỉnh độ K nếu có đèn flash là 5000k -5200k, còn k có thì dưới mức 4000k có thể là 3520k-3850k, à nhớ tùy chỉnh iso và khép hay mở khẩu nhé!
Lưu ý về lens tamron 17-50 f2.8: Nguyên nhân cơ bản bản ống kính tamron này chụp hơi ám vàng, nếu bạn chụp ngoài trời nên để dayligth hoặc cố định K5200 - WB shift dương + blue tí còn chụp trong nhà thì từ K4200 đến k4500.
Bên cạnh đó, một số máy ảnh có thể yêu cầu bạn chụp ảnh thẻ cân bằng trắng(GRAY CARD) trước, sau đó đọc màu của thẻ để xác định cân bằng trắng chính xác. Hãy nhớ rằng đây không phải là cài đặt vĩnh viễn của máy ảnh mà mỗi điều kiện ánh sáng thay đổi Cân bằng trắng sẽ thay đổi theo.
Việc cân bằng trắng là việc tối quan trọng trong nhiếp ảnh. Nhưng nếu cân bằng trắng sai. Chúng ta vẫn có thể cứu được trong quá trình hậu kỳ với file raw.
5. Tips chỉnh sửa ảnh với file Raw hậu kỳ
Hậu kì màu sắc hình ảnh là một phần không thể thiếu trong các chuỗi công việc của một NAG. Nếu bạn chụp bằng file RAW, cân bằng trắng là một trong số các tính năng điều chỉnh mà bạn hoàn toàn có thể thay đổi khi xử lý hậu kỳ mà không ảnh hưởng đến chất lượng và độ sắc nét.Hướng dẫn xử lý ảnh chân dung có màu da bị ám vàng đơn giản chỉ vài giây
Bạn cần vào chế độ Adjustment Brush sau khi chọn khuôn mặt, Chú ý tới các thang nhiệt độ màu- Với thanh Temperature: bạn kéo về xanh hơn
- Thanh Tint: Bạn kéo về hồng hơn
- Cùng với đó bạn kéo Exposre tăng, Contrast và Clarity giảm.
- Nếu màu sắc quá sặc sỡ, bạn có thể giảm thanh Saturation đi.
Lưu ý: Khi chụp ảnh ở các nơi có background như hoa vàng, tường vàng,... trong khung cảnh rất dễ bị ám vàng. Không chỉ máy Nikon mà mọi máy khi chụp sẽ bị, bạn lưu ý nhé. ( ̄ε ̄@)
Trích nguồn
- Làm mịn da bằng Photoshop 2021 đẹp như da em bé
- Giả lập màu phim Fuji ngay trên máy ảnh nikon
- Tìm hiểu và làm chủ Picture Control máy ảnh nikon
Các thứ như cân bằng trắng bạn cân bằng sai có thể đổ vào phần mềm PTS, LR, ... để cân lại. Trong khi bạn cứ loay hoay chỉnh K, bao nhiêu khoảnh khắc đẹp qua hết hoặc set up lâu khách họ lại sốt ruột.Trừ những máy khá cũ ra, các dòng máy mới đã cân bằng rất tốt rồi. Không tự tin thì chụp raw về sửa. Hậu kỳ màu mè thì khó chứ chỉnh căn bản không khó đâu, tìm tòi tý là ra.
Khả năng lấy lại chi tiết của máy ảnh mới đã rất tốt.
Mình xin được đính chính luận điểm nikon chỉ chụp cảnh. Hiện nay các dòng máy mới như nikon d750 trở về sau, đã có hệ thống cân bằng trắng cực tốt. Tuy sẽ không cho ra các chất ảnh trắng hồng như canon, nhưng thế là đã rất tốt cho anh em chụp đám, hoặc chụp dịch vụ rồi. bạn chỉ cần để lưu ý là nikon chơi màu tím, đỏ ,vàng và cam hơi khó thôi.
Bài viết liên quan
[ Share ] Cách biến ảnh Sony thành màu Canon: Hướng dẫn chi tiết cho người mới bắt đầu | Tải miễn phí
6 minutes to read
6 minutes to read
Bạn yêu thích màu sắc -trắng hồng- đặc trưng của Canon nhưng đang sở hữu một chiếc máy ảnh Sony? Đừng lo! Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng...
[ Share ] PictureStyle Classic Chrome. Chụp ảnh ăn liên Canon như FujiFlim | Tải miễn phí
8 minutes to read
8 minutes to read
Bạn đã từng bị mê hoặc bởi những bức ảnh mang màu sắc film cổ điển, trầm lắng và sâu lắng của máy ảnh Fujifilm? Giờ đây, bạn muốn tái...
Preset Lightroom: Bí quyết chỉnh sửa ảnh lung linh cho góc chụp Phan Đình Phùng Như Anh Hàng Xóm
5 minutes to read
5 minutes to read
Tìm kiếm preset Lightroom phù hợp để chỉnh sửa ảnh chụp tại Phan Đình Phùng? Bài viết này sẽ giới thiệu những preset chất lượng cao, giúp bạn có những...
"Một người đàn ông không dành thời gian cho gia đình, không bao giờ có thể trở thành đàn ông thực sự."
Bạn có thể vào đây để xem "kẻ dại khờ" chia sẻ cảm nhận về những cuốn sách mà kẻ đó cho là hay!
Chúc một buổi sáng vui vẻ!!👨🚀
Anh hàng xóm
'Anh hàng xóm' là blog phi lợi nhuận, miễn phí - Sự ủng hộ của bạn luôn là điều quan trọng giúp blog tồn tại cùng với đó là phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Bạn có thể ủng hộ cho blogヾ (⌐ ■ _ ■) ノ ♪