Bố cục - một điều tối quan trọng trong nhiếp ảnh . ...

Quy tắc về bố cục được đặt ra giúp chúng ta định hình chính xác đối tượng, sắp xếp và bố trí các yếu tố khác nhau cho phù hợp. Nếu là người mới bắt đầu tìm hiểu về nhiếp ảnh, bạn nên nắm rõ những quy tắc cơ bản về bố cục trong nhiếp ảnh để có thể sáng tạo những bức ảnh mang phong cách riêng.

Mục lục

1. Nguyên tắc đường thẳng
2. Tỷ lệ vàng
3. Nguyên tắc 1/3

1. Nguyên tắc đường thẳng

Mắt người có xu hướng dõi theo đường thẳng một cách tự nhiên. Vì vậy ta có thể dùng những đường thẳng để dẫn người xem tới chủ để bức ảnh. Phổ biến nhất trong chân dung, đó là tìm những đường thẳng tự nhiên như lề đường, hàng cây, thanh ray đường sắt… và đặt người mẫu trên các đường thẳng đó. Hướng ánh sáng Lưu ý: Nếu bạn có 2 đường thẳng hội tụ trong một khung hình, ví dụ 2 hàng cây, tránh đặt người mẫu thẳng vào điểm hội tụ. Nó làm mất chiều sâu bức ảnh. Thay vào đó, hãy đặt người mẫu lên một đường thẳng sao cho điểm hội tụ không bị chắn.

  • Đường thẳng ngang: Hay còn gọi là đường chân trời. Hướng ánh sáng

  • Đường thẳng đứng: Ví dụ đơn giản nhất là bố cục trung tâm Đây là bố cục đa phần những ai mới bắt đầu chụp ảnh cũng sẽ sử dụng. Bạn chỉ cần đặt đối tượng vào chính giữa khung hình và bấm chụp là bạn đã có được 1 tấm hình với bố cục trung tâm rồi đấy.

    Ảnh ProtoShield mini

    Ưu điểm của bố cục này là bạn sẽ tập trung sự chú ý của người xem vào chủ thể chính, loại bỏ được sự chú ý vào những yếu tố không cần thiết. Tuy nhiên, để chụp được bức hình đẹp với bố cục này không dễ, vì bạn sẽ không biết di chuyển tầm mắt đến đâu khi chụp, cũng như người xem sẽ bị rối vì không biết nhìn ở đâu tiếp theo. Tại sao chúng ta lại có hứng thú đặc biệt với những thứ có tính đối xứng? - vnreview.vn

  • Đường chéo: Hướng ánh sáng

2. Tỷ lệ vàng

Tỷ lệ vàng (Golden Ratio) được sử dụng trong các bức hình có bố cục tương đối đơn giản để người xem tập trung vào đối tượng mà không bị chi phối bởi các yếu tố khác trong bức ảnh. Tỷ lệ vàng bao gồm một đường xoắn ốc hướng mắt người xem đến đối tượng. Tương tự như quy tắc 1/3, ở quy tắc này, đối tượng trung tâm sẽ nằm trong vòng tròn xoắn nhỏ nhất của xoắn ốc và các đối tượng nằm bên ngoài chính là phông nền.

Quy tắc này “tỉ lệ vàng”, một tỉ lệ của cái đẹp. Một sự thống nhất hài hòa giữa khoa học và nghệ thuật. Rất nhiều nhà nghệ thuật thời phục hưng như Da vinci hay Angelo… đều lấy nó làm tỉ lệ chuẩn trong các tác phẩm của mình. Họ gọi nó là “tỉ lệ thần thánh”. Nếu bạn có tỉ lệ của 2 đại lượng nào đó là con số xấp xỉ 1, 6180… thì người ta gọi đó chính là “tỉ lệ vàng”, chính vì khi lấy số đứng sau chia cho số đứng trước trong dãy Fibonacci, chúng ta được một con số xấp xỉ tỉ lệ vàng này.​

Hướng ánh sáng

Một cách sắp xếp bố cục tiếp theo được dựa theo nguyên tắc tỉ lệ dựa trên dãy số Fibonacci chính là quy tắc Một Phần Ba.

3. Nguyên tắc 1/3

Để có được một bức ảnh theo đúng quy tắc thì hãy tưởng tượng khung hình được chia thành 9 phần bằng nhau bởi hai đường dọc và hai đường ngang. Dựa vào đó, bạn hoàn toàn có thể đặt đối tượng giao nhau tại các điểm giao nhau của đường thẳng. Bạn chia khung ảnh thành 9 phần bằng nhau với 2 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang như hình minh họa trên. Theo quy tắc này, chúng ta cần đặt các yếu tố quan trọng của cảnh vật dọc theo một hay nhiều đường kẻ, hay nơi các đường kẻ giao nhau.

Hướng ánh sáng

Quy tắc ⅓ là một kĩ thuật hữu ích và hiệu quả. Kỹ thuật này chắc chắn sẽ rất đáng để nghiên cứu. Bởi nó làm nên “tỷ lệ vàng” nên bức ảnh thật sự rất ưa nhìn. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự phổ biến của nó. Hướng ánh sáng

Ngày nay trên máy ảnh hay điện thoại đều có các lưới kẻ, chia thành các khung hình bằng nhau nên rất thuận để chụp bố cục 1/3.

Hướng ánh sáng

Đặt chủ thể tại tại giao điểm 1/3 bên trái phía dưới

Đường chân trời dọc theo đường kẻ một phần ba dưới cùng của khung ảnh

Hướng ánh sáng

Bạn dễ dàng kết hợp với quy tắc không gian nhiếp ảnh và tạo chiều sâu khung hình với mọt vài mẹo nhỏ:

  • Đối tượng càng đứng xa càng nhỏ, nó dễ dàng bị hòa vào background
  • Các vật che lấp hoặc nằm đè lên nhau tạo cảm giác chiều sâu
  • Khi có sự tương phản giữa sáng và tối thì cảm quan về chiều sâu được bộc lộ
  • Các đối tượng được đặt trên cao tạo cảm giác về khoảng cách và chiều sâu
  • Màu sắc ấm tiến lại gần còn màu nhạt và lạnh sẽ thu về phía xa.

Phá vỡ bố cục
Phá vỡ bố cục - Thay đổi góc chụp
Thay vì nhìn ngang và bấm chụp. Hãy thử hướng ống kính máy ảnh lên trời hoặc chĩa xuống phía dưới. Cách này có thể tạo ra những sự trừu tượng khơi gợi sự tò mò người xem.

Với những người mới vào con đường chinh phục nhiếp ảnh. Trước tiên, khi không biết sắp xếp bố cục, hãy tuân thủ đầy đủ các quy tắc bố cục ảnh đã được học để không tự mình hủy hoại bức ảnh. Nhưng trong nghệ thuật, sự sáng tạo và phá cách thường được khuyến khích. Việc phá vỡ những quy tắc giúp chúng ta có được phong cách, để tạo dấu ấn, tạo các tác phẩm kinh điển. Xem ở đây hoặc đây.

Trích nguồn




comments powered by Disqus


"Một người đàn ông không dành thời gian cho gia đình, không bao giờ có thể trở thành đàn ông thực sự."

The Godfather


Ủng hộ Anh hàng xóm

Bạn có thể vào đây để xem "kẻ dại khờ" chia sẻ cảm nhận về những cuốn sách mà kẻ đó cho là hay!

Chúc một buổi sáng vui vẻ!!👨‍🚀


Anh hàng xóm

'Anh hàng xóm' là blog phi lợi nhuận, miễn phí - Sự ủng hộ của bạn luôn là điều quan trọng giúp blog tồn tại cùng với đó là phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Bạn có thể ủng hộ cho blog
ヾ (⌐ ■ _ ■) ノ ♪


Anh Hàng Xóm

Anh Hàng Xóm

Xin chào, tôi là lập trình viên backend. Với đam mê chụp ảnh, lập trình và đi chơi. Tôi xây dựng blog với mục đích là chia sẻ kinh nghiêm coder, cuộc sống thường ngày và sức khỏe cho developer .

Trang web của bạn đã được xem: lần